Tiết chuyên đề hệ mỹ môn khoa học – nghệ thuật từ những mảnh ghép

????????TIẾT CHUYÊN ĐỀ HỆ MỸ MÔN KHOA HỌC – NGHỆ THUẬT TỪ NHỮNG MẢNH GHÉP
???? Khơi dậy sự tò mò của học sinh chính là cách học Khoa học hiệu quả mà giáo viên Hệ Song bằng Việt Mỹ đang bồi đắp qua từng tiết học, bởi những đứa trẻ có tính cách tò mò, thích khám phá thường có tố chất trở thành những người thành công.
????????Môn Science của Hệ song bằng Việt Mỹ được giảng dạy theo phương pháp Inquiry – based learning (phương pháp truy vấn) học thông qua đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề. Mỗi tiết học bắt đầu bằng việc đặt ra câu hỏi lớn để học sinh tự tư duy câu trả lời và kiến thức bài học, thông qua hoạt động giảng dạy đa dạng, mức độ tăng dần, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
????????Tiết học chuyên đề vừa qua, các con 3D1 đã tìm hiểu về sự kết hợp của vật liệu. Thông qua bài học, các con sẽ giải thích được cách một đồ vật được làm từ những mảnh nhỏ có thể tháo rời để chế tạo thành một đồ vật mới.
✅Giáo viên bắt đầu bài học bằng một hoạt động khơi gợi trí tò mò, tính khám phá và cũng nhằm tìm hiểu những điều học sinh đã biết khi hướng ánh mắt của cả lớp đến từng bức tranh mosaic được trưng bày trong lớp học. Giáo viên đặt ra một vài câu hỏi gợi mở: What do you observe? What interests you about the art? để cung cấp thêm những thông tin ban đầu về nghệ thuật tạo hình các bức tranh trang trí dùng mảnh nhỏ của các vật liệu ghép lại thành một thể thống nhất. Học sinh được xem video thú vị về nguồn gốc, lịch sử hình thành tranh mosaic.
✅Trong phần khám phá, giáo viên đưa ra câu hỏi tình huống với hai mô hình vật thật từ các khối lắp ghép, học sinh được yêu cầu động não để tìm ra khẳng định nào là đúng nhất. Sau khi quan sát, phân tích học sinh biết rằng hai mô hình tuy có hình dạng, cấu trúc khác nhau nhưng đều được tạo nên từ cùng số lượng vật liệu, vì không có khối lắp ghép nào được thêm vào hay lấy ra sau khi tạo ra hai mô hình. Cùng với những từ vựng giáo viên cung cấp sau phần này, các bạn học sinh đã sẵn sàng khám phá tiếp bài học.
✅Phần hình thành kiến thức, giáo viên bắt đầu bằng bắt đầu bằng một câu hỏi lớn: Làm thế nào để tạo ra các thiết kế khác nhau từ những mảnh gạch này? (How could these same tiles be used to make a different design?). Câu hỏi này được sử dụng như một chất xúc tác để học sinh suy nghĩ sâu hơn về chủ đề Khoa học. Với sự dẫn dắt của Giáo viên, các con đã quan sát tranh và video mosaic trong thực tế để tư duy thành nhiều câu hỏi nhỏ để giải quyết được câu hỏi lớn của giáo viên.
????Khi cảm thấy có động lực để tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình, các con quan sát và lắng nghe có chủ đích hơn. Sự trầm trồ, ngạc nhiên thể hiện trên gương mắt các con khi biết thêm thông tin thực tế là tác phẩm nghệ thuật khảm trên bậc thang được tạo bởi 30 000 mảnh sứ nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau.
????Trong phần thực hành, các con được khám phá các khối lắp ghép kết nối theo nhiều cách khác nhau khi được sử dụng lắp các khối lắp ghép để tạo nên các mô hình và thảo luận để so sánh các mô hình. Trước khi bắt tay vào thực hành, các con đưa ra dự đoán liệu các mô hình được tạo nên từ 12 khối lắp ghép sẽ giống và khác nhau như thế nào? Và vẽ lại sản phẩm sau mỗi lần lắp ghép vào bảng ô vuông. Học sinh làm việc theo nhóm theo gợi ý của Giáo viên với các câu hỏi và cấu trúc câu để đưa ra các mô tả cho mô hình của mình.
????Từ việc quan sát tranh về nghệ thuật mosaic, các con biết rằng khi thay đổi cách sắp xếp các mảnh ghép sẽ tạo ra những thiết kế khác nhau. Các con được ứng dụng bài học vào thực tiễn qua hoạt động ghép tranh mosaic. Mỗi nhóm đã cùng thảo luận sôi nổi để hoàn thành những bức tranh đầy màu sắc và tự tin trình bày sản phầm của nhóm mình trước lớp.
????Với nội dung giảng dạy phong phú, các con tham gia vào bài học rất sôi nổi, tích cực. Tiết học giúp học sinh phát triển các kỹ năng học tập suốt đời như: khả năng sáng tạo, kích thích tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và năng khiếu thẩm mỹ nghệ thuật.
????????Chương trình song bằng Việt Mỹ luôn chú trọng xây dựng những tiết dạy chuyên đề cho từng bộ môn để giúp giáo viên học hỏi các kỹ thuật khác nhau khi triển khai và tổ chức các hoạt động trên lớp cho học sinh cũng như tự điều chỉnh bài dạy của mình để phù hợp với hoạt động của lớp. Từ đó, hoạt động dạy và học sẽ trở nên hiệu quả hơn.

SPECIALIZED SCIENCE LESSON OF THE VIETNAMESE-AMERICAN DUAL DIPLOMA PROGRAM – ART FROM PIECES

????Cultivating curiosity among students is an effective way of teaching science, and this is precisely what Vietnamese-American dual diploma teachers do in every lesson. Children with curious personalities and a love for discovery usually possess qualities that enable them to excel in their studies and become successful individuals.
????????In the Vietnamese-American dual diploma program, the Science subject is taught through the Inquiry-based learning method, which involves asking questions and solving problems. Each lesson starts by asking big questions, encouraging students to think deeply, and then builds on that knowledge through various teaching activities. The level of these activities increases gradually and is tailored to the student's ability to understand.
????????In the last specialized lesson, 3D1 students learned about combining materials. During the lesson, they explaind how objects are made from small pieces that can be taken apart and used to create new objects.
✅The teacher commenced the lesson with an activity that aims to pique students' curiosity and encourage discovery. The purpose is to find out what the students already know by directing their attention to each mosaic displayed in the classroom. The teacher posed a few guiding questions such as: “What do you observe?” and “What interests you about art?” To provide more initial information about the art of creating decorative paintings using small pieces of materials assembled into a unified whole, students can watch interesting videos about the origin and history of mosaic paintings.
✅ During the discovery phase, the teacher presented a situational question along with two models of real objects made from assembled blocks. The students was then encouraged to brainstorm and determine which statement is most accurate. After careful observation and analysis, the students realized that despite the two models having different shapes and structures, they are both made from the same amount of materials, as no extra building blocks were added or removed during the construction process. Following this, two models are created. With the vocabulary provided by the teacher during this section, the students are now well-equipped to proceed with the rest of the lesson.
✅During the knowledge formation stage, the teacher initiated the process by posing a thought-provoking question: “How can we create different designs using these tiles?” This question serves as a trigger for students to delve deeper into the topic of Science. With the teacher's guidance, the students observe real-life mosaic pictures and videos to ponder over various smaller questions. These questions aim to help the students find answers to the teacher's main question and develop a better understanding of the topic.
????When children was motivated to seek answers to their inquiries, they tend to observe and listen more attentively. The children's eyes were full of wonder and admiration when they discovered that the mosaic artwork on the stairs was created using 30,000 small porcelain pieces of various colors.
????During the practical part, children was given building blocks to assemble into models. The blocks connect in different ways, allowing for a variety of models to be created. The children are encouraged to discuss and compare their models. Before beginning the activity, the children make predictions about how their models will be similar and different from each other. They also redrawn their models onto a square board after each assembly. The teacher provides suggestions and prompts for questions and sentence structures to help the students describe their models. The students worked in groups to complete the activity.
????By observing pictures of mosaic art, children learned that changing the arrangement of the pieces can create different designs. They put this knowledge into practice through mosaic activities. During such activities, each group discussed enthusiastically to complete colorful pictures and confidently presented their group's products to the class.
????Children enthusiastically participated in rich lessons that develop lifelong learning skills, including creativity, logical thinking, problem-solving, and art.
????????The Vietnamese-American dual diploma program always focus on organizing specialized lessons for each subject to help teachers learn various techniques for organizing and implementing classroom activities for students. It also help them to self-regulate and adjust their lessons to fit the class activities. Applying these techniques will make teaching and learning activities more effective.
Call Now Button0834.699.699